Dường như đầy tiềm năng tồn tại sự sống, với hàng tỷ hành tinh có khả năng sinh sống.
Có khả năng di chuyển giữa các vì sao, chỉ với 0.1% tốc độ của ánh sáng, họ có thể thống trị dải ngân hà của chúng ta trong vòng 100 triệu năm.
Khoảng thời gian đó là không dài bởi vì dải ngân hà đã tồn tại hàng tỷ năm vì vậy bất kì nền văn minh nào cũng có thể phát triển nhanh chóng ở mọi nơi trên dải ngân hà. Vậy tại sao chúng ta lại không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, vũ trụ dường như trống không. Chỉ toàn là khoảng không. Đây là nghịch lý Fermi mà chúng tôi đã đề cập chi tiết ở những video trước. Đối diện với vũ trụ dường như trống không, loài người rơi vào tình huống khó khăn. Chúng ta tuyệt vọng muốn biết mình có cô đơn trong dải ngân hà hay không. Chúng ta muốn kêu gọi và giới thiệu mình với bất kì ai nhưng đó có thể là điều không nên. Bởi vì có thể vũ trụ không hề trống rỗng. Có thể nó chứa đầy các nền văn minh khác nhau nhưng họ lại né tránh lẫn nhau.
Có thể trong quá khứ những nền văn minh gây nhiều sự chú ý nhất đã bị xóa sạch bởi những mũi tên vô hình. Đây là giải pháp cho Nghịch lý Fermi - "Khu Rừng Đen Tối". Hành trình cuộc sống. Anh thợ săn thức dậy trong nơi ẩn nấu của mình và cẩn thận lắng nghe bất kì tiếng động khả nghi nào từ sâu trong lòng đất trước khi anh đứng dậy. Lại một đêm nữa trôi qua mà không có gì xảy ra. Trong khu rừng tối và đầy sương mù. Anh suy nghĩ có nên gọi cho những người khác để chấm dứt sự cô đơn này nhưng anh lại dừng lại ở những giây cuối cùng. Có khi nào họ cũng giống mình? Mọi sinh vật đều tìm cách sinh tồn, kiếm thức ăn và tăng trưởng. Mối lo ngại lớn nhất của chúng là những loài khác cũng có cùng mục tiêu. Những loài có ưu điểm nổi trội hơn sẽ có lợi thế trong cuộc cạnh tranh này.
Tổ tiên của chúng ta đầy sáng tạo, cạnh tranh, bành trướng và thèm khát tài nguyên, dẫn đến việc chúng ta đang chiến thắng trên chính hành tinh của mình. Ngày nay, chúng ta đã vô tình xóa sổ hàng tá các loài vật dưới trướng của mình như là một sản phẩm cho sự tồn tại của mình. Nhưng loài người không sống đơn độc. Chúng ta tạo ra các nền văn hóa, và cũng từ đó cạnh tranh với nhau. Các nền văn hóa có tính cạnh tranh và bành trướng sẽ lan nhanh và xa hơn và dần hủy diệt các nền văn hóa khác. Nếu nhìn lại lịch sử chúng ta sẽ rõ: Chúng ta vô cùng nguy hiểm. Không những với những loài khác mà cả với chúng ta. Bản tính của loài người đã khiến chúng ta chiếm lấy mọi ngõ ngách trên hành tinh này và sớm thôi sẽ là những vì sao, vừa để mở rộng lãnh thổ và cũng để có thêm nguồn tài nguyên. Khi đó chúng ta có thể sẽ gặp những người khác đang làm điều tương tự. Có vẻ như cuộc chiến sinh tồn cũng có thể xảy ra ở nhưng hành tinh xa khác, vì vậy theo logic ta có thể phán đoán rằng những người ngoài hành tinh thống trị hành tinh của họ cũng sẽ suy nghĩ giống với chúng ta.
Nhưng nếu họ giống với ta, vậy họ cũng sẽ rất nguy hiểm. Hình tượng. Khi rình rập trong khu rừng tối một mình anh thợ săn biết rằng có những người giống như anh. Anh không biết chúng muốn gì, hay là chúng có hung tợn hay không. Anh thợ săn biết rằng mình phải săn bắt để sinh tồn, nên anh đoán rằng bọn chúng cũng như vậy.
Nhau, kẻ nào bắn trước sẽ sống.
Điều này không có nghĩa là ta không thể tránh khỏi xung đột. Có vẻ như càng tiến bộ văn minh thì chúng ta càng ngày càng hòa bình, ít bạo lực. Có thể nó cũng sẽ đúng với các nền văn minh khác, càng tiến bộ sẽ càng ít xung đột với nhau hơn. Các nền văng minh cũng nên nhẹ nhàng và hòa bình với nhau thay vì bạo lực và xung đột vũ trang.
Nguy cơ diệt vong chúng ta gặp phải ở việc khi chúng ta gặp họ chúng ta không biết được họ hòa bình hay hung tợn và ý định của họ là gì. Tương tự, họ cũng sẽ không hiểu hay tin ý định của chúng ta cho dù ta nói với họ là mình hòa bình. Hơn nữa, nếu chúng ta phát hiện ra nền văng minh khác và họ cũng phát hiện ra ta, việc liên lạc với nhau sẽ bị trễ bởi hàng năm ánh sáng giữa hai bên. Cả hai bên đều băn khoăn, không biết tốt nhất là có nên tấn công hay không, bởi vì còn vấn đề nghiêm trọng nữa: Bùng nổ công nghệ và Lợi thế đánh phủ đầu. Chúng ta không biết giới hạn của công nghệ đến đâu, nhưng chúng ta biến tầm quan trọng của công nghệ trong chiến tranh. Một vài trăm hoặc nghìn năm có thể biến một cuộc chiến ngang ngửa thành một cuộc thảm sát. Binh đoàn của Caesar không có một cơ hội nào với quân đội của Napoleon với pháo và súng. Nhưng lại bị quét sạch bởi đại bác của chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhưng lại không thể bì được tên lửa đạn đạo ngày nay. Vì thế sức mạnh của các nền văn minh có thể khác nhau một trời một vực thậm chỉ trong khoảng thời gian chúng ta phát hiện ra nền văn minh khác và nói "chào" có lẻ chúng ta đã bị bỏ quá xa về công nghệ.
Điều này thật tệ, nhưng bản chất của du hành vũ trụ khiến điều này tệ hơn. Nếu đối thủ của bạn cách hàng năm ánh sáng, mang quân đến xâm lược có thể sẽ lâu đến nỗi khi bạn đến nơi thì đã quá lạc hậu. Vì thế cuộc chiến giữa các nền văn minh có thể chỉ là hủy diệt các nền văng minh khác để loại bỏ nguy hiểm cho chính mình. Những người có thể sợ bạn đến mức họ sẽ tất công ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trong tình huống này, điều duy nhất chắc chắn chiến thắng là phải đánh với một lực cực mạnh với tốc độ cao để đối phương không có khả năng tồn tại hoặc có thời gian để phản công hay chạy thoát. Không có chổ cho bất kì sai lầm nào. Nếu ta cho là phần lớn nền văn minh đều sống trên hành tinh của họ thì đó sẽ là điểm yếu tất cả những gì chúng ta cần làm là phóng một thứ gì đó thật to vào hành tinh đó, khiến chúng không thể sinh sống được nữa. Vì thế vũ khí hủy diệt hàng loạt tối ưu nhất có thể sẽ giống như một viên đạn đạo bắn thắng vào một hành tinh với tốc độ ánh sáng. Ví dụ như một tên lửa kích thước bằng một con người bay với 95% vận tốc ánh sáng sẽ chứa năng lượng ngang với tất cả bom nguyên tử trên trái đất gộp lại. Nếu bạn phóng một vài quả vào hành tinh mà bạn muốn phá hủy, thậm chí chỉ cần trúng một quả cũng là quá đủ.
Điều này không hề vô lý chút nào. Một nền văn minh nằm trên chúng ta trong thang điểm Kardashev sẽ có đủ năng lượng để tấn công tất cả các hành tinh mà nó nghi ngờ có sự sống. Tính tàn bạo ở những vũ khí này là ở việc nó thiên về đánh phủ đầu bởi vì nó rất nhanh và dường như không thể cản phá một khi đã được phóng. Xung đột giữa các nền văn minh với nhau có thể không kéo dài mà sẽ kết thúc nhanh chóng trong tình huống bên nào đánh trước sẽ giành chiến thắng. Điều này khiến các nền văng minh đều lo ngại lẫn nhau. Và nếu như tất cả nền văn minh đều là mối đe dọa lẫn nhau, thì có thể chỉ tồn tại 2 loại nền văn minh: Loại im lặng và Loại đã biến mất. Vậy chúng ta nên làm gì? Chúng ta có nên lo lắng không? Có vẻ như vẫn chưa có ai phát hiện ra loài người. Sóng vô tuyến mà chúng ta phát ra trong vòng 100 năm qua chỉ mới di chuyển một khoản cách vô cùng nhỏ và cũng đã bị nhiễu đi. Với trình độ kĩ thuật hiện tại, nếu chúng ta không chủ động lên tiếng và nếu không ai chủ động tìm kiếm trong hệ mặt trời nhỏ bé của ta, thì chúng ta vẫn đang ẩn mình.
Sẽ du hành vào không gian một cách nghiêm túc và cần phải cân nhắc lại về những vấn đề này.
Qua khu rừng này một mình hay không.
Nhưng chúng ta không hề biết chắc được. Ở thời điểm hiện tại, có vẻ như cách tốt nhất là nên lắng nghe thật kỹ. Và thậm chí nếu có vô tình gặp nhau, chúng ta cũng không nên phản hồi lại ngay mà hãy thật thận trọng quan sát từ xa. Nhưng cũng có thể chúng ta đã nghĩ sai khi nghe theo những bản năng đã được phát triển trong quá trình sinh tồn và cạnh tranh với sự sống vô hình tạo nên ác cảm với người ngoài hành tinh. Có thể rằng vì cách chúng ta nhìn nhận vũ trụ như thế chứng tỏ chúng ta vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Có thể cũng có những nền văn minh thân thiện luôn sẵn sàng chào đón khi chúng ta sẵn sàng. Còn hiện tại thì tin tốt là chúng ta không cần phải nghĩ nhiều về nó. Chúng ta chỉ cần cân nhắc về những tín hiệu mà mình sẽ gửi vào vũ trụ, chúng ta nên quan sát bầu trời và học hỏi về dải ngân hà, khu rừng của chúng ta. Bởi vì dù cho khu rừng của chúng ta chứa đầy mối nguy hiểm hoặc là chẳng có gì đi chăng nữa, chỉ có quan sát thật kĩ mới có thể biết được.
Hãy cùng làm như vậy. Cuối cùng anh thợ săn cũng đến được một nơi sáng sủa và yên tĩnh. Mặt trời chậm rãi làm tan đi những giọt sương mù, khi đang mãi mê ngắm nhìn những ngọn cây thì bất ngờ anh ta chạm mặt với một thợ săn khác, cả hai đều đứng hình trong sợ hãi. Tâm trí anh chạy loạn xạ với những ý nghĩ khác nhau. Anh thợ săn lấy một hơi thở dài và quyết định. Có thể cách duy nhất để thoát khỏi khu rừng đen tối là cùng nhau đi ra ánh sáng.